Theo dõi chúng tôi:

Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ bị khủng hoảng tâm lý?

Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ bị khủng hoảng tâm lý?

Nguyên nhân trẻ dễ bị khủng hoảng tâm lý

Trẻ em là đối tượng dễ bị khủng hoảng tâm lý, do dễ tổn thương, thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống, khả năng trải nghiệm chưa nhiều nên dẫn đến tâm lý mất thăng bằng. Theo trung tâm ngoại ngữ tại Quy Nhơn cho rằng, với cuộc sống tất bật ngày nay. Cha mẹ thiếu quan tâm đến trẻ, trợ giúp trẻ chưa tích cực hoặc đôi khi còn không nhận ra dấu hiệu tâm lý bất ổn của trẻ dẫn tới việc hỗ trợ chưa kịp thời.

Thông thường có rất nhiều yếu tố gây ra sự bất ổn tâm lý cho trẻ như: cách dạy con bất đồng quan điểm của cha mẹ, con bị bạo hành, bị xâm phạm, chứng kiến những sự kiện khủng khiếp…sẽ kiến trẻ có những phản ứng hết sức dữ dội, hoặc sẽ chọn cách im lặng. Vì thế hãy quan sát trẻ và đưa ra những giải pháp giúp con thoát khỏi vấn đề này.

 

Khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý sẽ có những phản ứng hết sức dữ dội

Cách nhận biết trẻ khi bị khủng hoảng tâm lý

Tuỳ vào độ tuổi, sự hiểu biết về cuộc sống, khả năng thích ứng mà trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý khác sau. Sau đây trung tâm ngoại ngữ tại Quy Nhơn sẽ đưa ra 3 giai đoạn bất thường hay gặp ở trẻ:

Giai đoạn đầu

Với trẻ quá nhỏ khi chứng khiến 1 sự kiện kinh khủng nào đó, mà chưa nhận thức được nguy hiểm nên phản ứng khủng hoảng thường sẽ khóc ré, hay giật mình, ngủ mơ khóc. Lớn hơn xíu sẽ tái mặt, run sợ, trốn người lạ…

Giai đoạn diễn biến

Đối với trẻ đã nhận thức được sẽ rất dễ rối loạn cảm xúc như: la hét, kích động, hoảng loạn…hoặc có thể bị rối loạn hành vi như: né tránh người khác, mất tập trung trong học tập, không muốn đi qua nơi gây hoảng loạn…Từ đó khiến tư duy trẻ trở nên chậm chạp, mất tập trung và suy nghĩ theo những chiều hướng tiêu cực

Giai đoạn kết thúc

Nếu được phát hiện và xử lý kịp thời từ gia đình, nhà trường hoặc các chuyên gia tâm lý, trẻ sẽ sớm thoát khỏi giai đoạn này và dần hoà nhập lại với cộng đồng. Ngược lại trẻ sẽ rơi vào tình trạng khép kín, dần kiệt quệ và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình học tập của trẻ

Share:

Đăng ký nhận tư vấn